Những địa điểm du
lịch lí tưởng cho khách tham quan khi tới với Hà Nội - thủ đô ngàn năm văn
hiến.
1.Văn Miếu - Quốc Tử
Giám
Văn Miếu - Quốc Tử
Giám là trường học cổ của kinh thành Thăng Long và là trường đại học đầu tiên ở
vùng Đông Nam Á. Văn Miếu không những là một di tích lịch sử - văn hóa cổ kính,
mà còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, khoa học đậm đà bản sắc dân tộc của
thủ đô Hà Nội.Văn Miếu được xây dựng tháng 8 năm Canh Tuất, tức tháng 10 năm
1070 (đời vua Lý Thánh Tông) là nơi thờ các thánh hiền đạo nho (Khổng Tử, Mạnh
Tử...). Sáu năm sau (1076), Lý Nhân Tông lập thêm Quốc Tử Giám ở kề phía sau,
ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi
trong thiên hạ. Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch Bát Tràng. Bên trong
có những lớp tường ngăn thành năm khu. Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính.
Trên cổng có chữ Văn Miếu Môn, dưới cổng có đôi rồng đá mang phong cách thời Lê
Sơ (thế kỷ XV).
Hiện nay có 82 bia,
xưa nhất là bia ghi khoa Đại Bảo thứ ba (năm 1442), muộn nhất là bia Cảnh Hưng
thứ 40 (năm 1779). Đó là những di vật quý nhất của khu di tích này.Bước qua cửa
Đại Thành là tới khu thứ tư. Một sân rộng, hai bên là hai dãy nhà tả vu, hữu
vu, vốn dùng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Đại Bái, kiến trúc đẹp
và hoành tráng.Tại đây có một số hiện vật quý: bên trái có chuông Bích Ung đại
chung (chuông lớn của nhà Giám) do Nguyễn Nghiễm đúc năm 1768; bên phải có một
tấm khánh đá, mặt trong có hai chữ Thọ Xương, mặt ngoài khắc bài minh viết kiểu
chữ lệ, nói về công dụng của loại nhạc khí này.
Tiếp sau Đại Bái là
Hậu Cung nơi đặt tượng Khổng Tử và bốn môn đệ là Nhan Tử, Tăng Tử, Mạnh Tử, Tử
Tư. Sau khu Đại Bái vốn là trường Quốc Tử Giám thời Lê, khi nhà Nguyễn chuyển
trường này vào Huế thì ở đây dựng đền Khải Thánh thờ cha mẹ Khổng Tử. Năm 1947,
giặc Pháp đã đốt trụi khu này.Ngày nay, thành phố Hà Nội đã lập tại đây
"Trung tâm hoạt động văn hóa - khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám" để
phát huy tác dụng của di tích.
2. Nhà hát lớn thành
phố Hà Nội
Nhà hát lớn Hà Nội
độc đáo kiến trúc Âu nơi thu hút khách du lịch . Ảnh minh họa
Nhà hát lớn thành phố
Hà Nội, độc đáo kiến trúc Âu giữa phố cổCó lịch sử hơn 100 tuổi, Nhà hát lớn
thành phố Hà Nội hiện nay không chỉ là nơi giao lưu, ngoại giao mà còn là nơi
diễn ra hàng loạt sự kiện trọng đại mang tính chính trị, thương mại của cả
nước.
Nhà hát lớn thành phố
Hà Nội được xây dựng từ năm 1901. Sau 10 năm thiết kế và xây dựng, đến năm 1911
mới được hoàn thành nay đã trởi thành địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng khắp
tỉnh thành cả nước. Diện tích rộng gần 3000m2, Nhà hát lớn Hà Nội cũng đã gây
ra khá nhiều tranh cãi đối với giới cầm quyền Pháp thời đó. Kiến trúc sư được
lệnh của người có thẩm quyền đã thiết kế mô hình nhà hát theo đúng kiến trúc cổ
của Hy Lạp và lấy thêm camt hứng từ Nhà hát Opera Paris.
Nhà hát lớn thành phố
Hà Nội đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công bố xếp hạng di tích lịch sử
và kiến trúc nghệ thuật, chứng nhận sự thiêng liêng và ghi dấu biết bao sự kiện
lịch sử quan trọng của quốc gia ngay tại nơi này.
3. Nhà tù Hỏa Lò Hà
Nội
Khu di tích nhà tù
Hòa Lò tọa lạc ngay vị trí trung tâm Hà Nội, thuộc vào khuôn viên của Hà Nội 36
phố phường, tại số 1 Phó Đức Chính, và là một trong những điểm thăm quan tại Hà
Nội thu hút rất nhiều du khách nước ngoài.Nhà tù Hỏa Lò được xây từ năm 1896 bởi
thực dân Pháp, với mục đích giam giữ những người chống chế độ thực dân. Thiết
kế của nhà tù khá khắc nghiệt như bức tường bằng đá, cao 4m, dày 0,5m, lại còn
được gia cố thêm những dây thép gai được kích hoạt điện.
Trong khuôn viên của
nhà tù, bốn góc chiếu theo bốn hướng đều có những tháp canh để theo dõi và quan
sát nhất cử nhất động. Lúc ban đầu, thiết kế xây dựng chỉ cho pháp Hỏa Lò giam
giữ khoảng 500 tù nhân. Nhưng càng ngày, diện tích Hỏa Lò càng tăng dần, số
lượng tù nhân giam giữ càng ngày càng lớn. Theo Phó trưởng Ban quản lí di tích
nhà tù Hòa Lò hiện nay cho biết: vào năm 1950 – 1953, nhà tù Hỏa Lò chứa gần
2000 tù binh. Các máy chém trong nhà tù hoạt động liên tục, được dùng lưu
chuyển từ nhà giam này tới nhà giam khác. Có thời gian, một vài máy chém còn
được đưa lên tận Yên Bái để hành hình hơn 10 cộng sản Việt Nam, trong đó có
Nguyễn Thái Học.
Hiện nay, mỗi năm, di
tích nhà tù Hòa Lò đớn hơn ngàn lượt khách tham quan mỗi năm, trong đó đều là
những khách tham quan nước ngoài muốn quay trở lại Việt Nam. Một số người Việt
Nam tới đây vì muốn tìm hiểu ý nghĩa và những gian khó của cuộc chiến đấu xưa
kia của cha ông ta.
Quảng trường Ba Đình
là trái tim của Hà Nội. Tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô
và cả nước. Ngày trước, đây vốn là khu vực cửa tây của thành Hà Nội cổ. Thực
dân Pháp phá thành làm một vườn hoa nhỏ gọi là điểm tròn Puy-gi-ni-nơ. Năm 1945
mới có tên là vườn hoa Ba Đình. Chữ Ba Đình là để gợi nhớ dải đất Ba Đình ở
tỉnh Thanh Hóa, nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ tháng 9
-1886 đến tháng 1-1887.
Quảng trường là nơi
chứng kiến hàng trăm nghìn người về dự lễ Độc lập ngày 2-9-1945. Ngày 9-9-1969,
sáu ngày sau khi Hồ Chủ tịch qua đời, tại Quảng trường này, đồng bào thủ đô và
các địa phương cùng 34 đoàn đại biểu quốc tế đã tới đây dự lễ truy điệu trọng
thể vị Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất.Ngày nay,
mặt chính của quảng trường là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước lăng là khoảng
không gian rộng lớn với 320m chiều dài và 100m chiều rộng, đủ chỗ cho 200 nghìn
người dự mít tinh. Quảng trường có 168 ô cỏ bốn mùa xanh tươi. Chính giữa là
cột cờ. Quảng trường Ba Đình đã trở thành không gian thiêng liêng của thủ đô Hà
Nội.
5. Lăng Chủ tịch Hồ
Chí Minh
Lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh là nơi an nghỉ vĩnh hằng của người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Lăng chính thức được khởi công ngày 2/9/1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa
quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ đã từng chủ tọa các cuộc mít tinh lớn.Lăng
được khánh thành vào ngày 29/8/1975. Toàn bộ khu di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh rộng 14ha. Lăng cao 21,6m gồm ba lớp. Lớp dưới tạo dáng bậc thềm là lễ đài
dành cho Đoàn Chủ tịch trong các cuộc mít tinh.
Lớp giữa, phần trung
tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, cầu thang lên xuống. Quanh
bốn mặt là những hàng cột vuông ốp đá hoa cương, nhìn từ bên ngoài, mặt nào
cũng thấy năm khoảng đều nhau, gợi nhớ ngôi nhà năm gian truyền thống Việt Nam.
Lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp bằng đá hồng ngọc mầu mận chín. Nhìn
tổng thể lăng có hình bông hoa sen cách điệu.Trước mặt lăng có cột cờ cao 30m.
Hàng tre ngà hai bên biểu tượng hình ảnh làng quê Việt Nam. Hai bên trái và
phải ở mặt trước lăng được trồng 18 cây vạn tuế (mỗi bên chín cây). Vào gần
hơn, hai bên cửa lăng là hai cây đại, tượng trưng cho sự trong sáng, thanh cao
của Bác Hồ.
Ở mặt chính lăng có
dòng chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đá hồng ngọc màu mận chín. Hai bên lăng là
vườn cây, hoa quả tiêu biểu của các vùng quê Việt Nam bốn mùa tươi tốt, quần tụ
tỏa bóng mát và trổ hoa.Bước vào phòng ngoài, trước mặt trên tường đá hoa cương
màu đỏ sẫm có hàng chữ vàng óng ánh "Không có gì quí hơn độc lập tự
do", dưới đó là chữ ký quen thuộc của Bác.Lên hết cầu thang là tới phòng
thi hài, nơi Bác an nghỉ. Phía đầu Bác nằm, trên nền tường ốp đá trắng gắn nổi
hình cờ Đảng và cờ Tổ quốc. Hòm kính có thi hài Bác bên trong đặt trên đài hoa
đước ghép bằng đá đen huyền lấp lánh muôn ngàn hạt sáng. Cách bố trí lối đi từ
ba phía cho phép mọi người chiêm ngưỡng Bác được lâu hơn, lối đi rộng, nên
nhiều người cùng lúc đều được nhìn thấy Bác. Qua lớp kính trong suốt, Bác như
vừa ngả lưng chợp mắt. Vẫn bộ quần áo ka-ki bạc mầu, dưới chân Bác vẫn là đôi
dép cao su giản dị.
Lăng Chủ Tịch Hồ Chí
Minh là nơi an nghỉ vĩnh hằng của Người, là biểu tượng lòng tôn kính và biết ơn
vô hạn của dân tộc Việt Nam đối với lãnh tụ của mình.
6. Nhà sàn Bác Hồ
Trong khu vườn rộng
sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một
ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao
quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ ở và
làm việc từ ngày 17-5-1958 cho tới khi Người qua đời.Tầng dưới nhà sàn là nơi
Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là hai phòng nhỏ, nơi Bác làm việc
và phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi,
bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm.
Nhân dân từ mọi miền
đất nước cũng như du khách quốc tế đến thủ đô Hà Nội, ai cũng muốn đến viếng
lăng, thăm nhà ở của Bác và đi dạo quanh Quảng trường Ba Đình lịch sử.Sau nhà
là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng, như cây
vú sữa của đồng bào miền nam gửi biếu Bác năm 1954, bưởi Phúc Trạch, Biên Hòa,
Mê Linh; cam Hải Hưng, Xuân Mai, Vân Du, Xã Đoài; quýt Hương Cần, Lý Nhân; táo
Thiện Phiến, Ngọc Hồ; song mai Đông Mỹ; hồng Tiên Điền (quê hương nhà thơ
Nguyễn Du). Trong vườn còn có cả những loại cây từ nước ngoài như ngân hoa, cây
bụt mọc quanh ao, cây cau vua gốc từ Caribê.
7. Thư viện quốc gia
Thư viện Quốc gia là
thư viện tổng hợp lớn nhất của Việt Nam. Thành lập khoảng năm 1919 và mang tên
toàn quyền Đông Dương Pi-e Pát ki ơ, vào lúc phát triển nhất (năm 1939), thư
viện có 92.163 cuốn sách, trong đó khoảng hai phần mười là sách tiếng Việt.Năm
1954, được cải tổ thành Thư viện trung ương, với vốn sách báo cũ, cộng với vốn
sách báo của thư viện của Chính phủ đưa từ chiến khu Việt Bắc về chừng 180
nghìn cuốn.
Thư viện quốc gia
Việt Nam là thành viên của Hiệp hội Quốc tế các thư viện (LFLA). Bằng những
trao đổi và hợp tác đã thu thập được hàng trăm nghìn sách báo của nước ngoài có
giá trị thuộc nhiều lĩnh vực.Những phòng đọc thoáng mát, những nơi tra cứu và
mượn sách thuận tiện, những phương tiện sao chụp của thư viện ngày càng hoàn
thiện.
Thư viện thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện về đời sống, kinh tế,
văn hóa, lịch sử, khoa học kỹ thuật công nghệ, các danh nhân...phục vụ bạn đọc.
Diễn giả là các nhà khoa học, văn nghệ sĩ danh tiếng. Thư viện quốc gia Việt
Nam còn là cơ quan hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ thống thư viện trong cả nước.
8. Làng gốm Bát Tràng: nằm cách trung tâm thành
phố Hà Nội 20km bên tả ngạn sông Hồng, bạn có thể đi xe máy hoặc xe bus để đến
được nơi đây. Từ bao đời nay Bát Tràng là nơi sản xuất gốm sứ nổi tiếng và chất
lượng nổi tiếng khắp cả nước. Bạn có thể đi lòng vòng quanh làng, có rất nhiều
xưởng gốm, đường quanh làng là những bức tường phơi than độc đáo hay những ngôi
nhà cổ mộc mạc. Nếu đến đây, bạn có thể đi bộ ra gần ven sông, có một loại
phương tiện độc đáo giúp bạn khám phá Bát Tràng đó là “xe trâu”. Trong những
xưởng gốm nhỏ, bạn có thể tự tay tạo ra những sản phẩm bằng gốm yêu thích hay
vẽ lên những chiếc cốc, những món đồ lưu niệm bằng gốm để tặng cho bạn bè,
người thân. Giá của một sản phẩm gốm có sẵn khoảng 10.000đ đến 30.000đ.
9. Làng cổ Đường Lâm: Ngôi làng Việt Cổ vẫn còn giữ nguyên giá trị
vật thể và phi vật thể về cung cách sinh sống của người xưa. Du khách đến đây
còn có thể thưởng thức bữa trưa dân dã truyền thống tại sân một ngôi nhà cổ
xưa, hay nghe kể chuyện, tham quan những bức tường phủ rêu. Thú vị nhất là thuê
1 chiếc xe đạp và đạp khắp làng. Đây cũng là nơi cho ra đời rất nhiều bộ ảnh
cực kỳ đẹp.
10. Hồ Tây: nằm không xa trung tâm thành
phố, Hồ Tây là hồ có diện tích lớn nhất Hà Nội. Bạn có thể thuê xe đạp nước hoặc
đi du thuyền quanh Hồ Tây. Thời điểm thích hợp nhất để bạn đến nơi đây là lúc
hoàng hôn ngắm mặt trời lặn. Bên cạnh Hồ Tây là ngôi làng cổ Nghi Tàm, nơi đây
còn lưu giữ lại được những thú chơi tao nhã của con người Hà Nội xưa đó là thú
chơi cá cảnh, bon sai. Nghi Tàm còn đường mệnh danh là làng hoa, cứ mỗi dịp tết
đến xuân về là ngôi làng này sẽ tràn ngập trong sắc hoa tươi thắm. Gần khu vực
Hồ Tây còn có làng Ngũ Xã với truyền thống đúc đồng, làng Yên Phụ với nghề làm
nhang, đều là những địa điểm nên ghé thăm khi du lịch Hà Nội.
11. Chùa Một Cột: Hà Nội là
trung tâm đạo giáo và Phật giáo của Việt Nam vì thế trong nội thành có rất nhiều
đền chùa với hàng trăm năm tuổi. Nổi tiếng nhất là ngôi chùa Một Cột có kiến
trúc hình bông sen có thể nói là độc đáo nhất Việt Nam, cũng là điểm tham qua
không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Ngoài ra còn có chùa Trấn Quốc, ngôi chùa
cổ kính lâu đời được xây dựng từ thời vua Lý Nam Đế (thế kỷ 6).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét